site-logo

Blog

Quy trình in offset

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Dưới đây là quy trình in offset

Bước 1: Thiết kế và chế bản

che-ban
Trong in ấn người ta thường dùng Adobe Illustrator hoặc Corel để thiết kế

Thiết kế là công việc của bộ phận thiết kế làm việc với khách hàng. Khách hàng cung cấp thông tin, hình ảnh. Sau khi khách hàng duyệt bản thiết kế, sẽ chuyển sang bộ phận in để dàn trang (nếu là catalog, sách, tạp chí ..), tiến hành cho in. Đối với các ấn phẩm đơn giản hơn như in phong bì hoặc in card visit, in tờ rơi thì không cần phải dàn trang mà có thể in trực tiếp ngay sau khi khách hàng duyệt bản thiết kế.

Bước 2: Output Film

Khi làm Film, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Khi in lần lượt từng mầu này chồng lên nhau, sẽ ra bản màu theo file thiết kế hoàn chỉnh. Sau đó đến khâu phơi kẽm.

02-out-film-output-film

Bước 3: Phơi kẽm

Sau khi làm Film xong, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.

phoi-ban-kem-CMYK-printing

Bước 4: In Opset

in-offset

Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ….

Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

Bước 5: Gia công, hoàn thiện thành phẩm

Sau khi in xong, bước cuối cùng là gia công, hoàn thiện thành phẩm. Bước này gồm cán linon mờ hoặc bóng để tạo độ mịn và bảo vệ lớp mực ngoài bìa. Thường catalog thì cán 1 mặt ngoài bìa. Cán linon xong thì đóng ghim (với catalog) và xén gáy.

Gia công thành phẩm là 1 khâu rất quan trọng. Công việc này yêu cầu người thực hiện phải cẩn thận, khéo léo. Đam mê với nghề mới làm được.

Ví dụ về thành phẩm:

Save

Save

Post Views: 890

Khách hàng vui lòng xem báo giá có sẵn trên web hoặc qua điện thoại hỗ trợ:
Điện thoại0977.311.359 / 0987.898.892
Email: lienhe@incatalog.com.vn
Trụ sở chính: Số 16, Ngõ 68 Mễ Trì Hạ, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Contact Me on Zalo
0977.311.359